Làm thế nào để bảo vệ bộ não khỏe mạnh


0  Bình luận | 05/06/2020

Làm thế nào để bảo vệ bộ não khỏe mạnh

Não là một cơ quan vô cùng quan trọng điều khiển các hoạt động của cơ thể con người. Trong não có hơn 100 tỉ tế bào thần kinh, mỗi tế bào thần kinh lại liên kết với khoảng 100 ngàn tế bào thần kinh khác.

tập thể dục cho não bộ

Làm thế nào để bảo vệ bộ não có một trí nhớ tốt, có sự sáng tạo hoặc có khả năng giải quyết các vấn đề một cách dễ dàng trong khi cuộc sống đời thường với bao lo toan, vất vả cơm áo, gạo tiền.

Rất đơn giản, chỉ cần thực hiện các thói quen sinh hoạt lành mạnh hàng ngày, chắc chắn sức mạnh tinh thần sẽ được cải thiện.

1. Một giấc ngủ tốt

Giấc ngủ vô cùng quan trọng đối với cơ thể con người. Một giấc ngủ tốt đảm bảo khoảng thời gian từ 8h đến 9h mỗi đêm. Sở dĩ, con người cần ngủ là vì trong lúc ngủ, toàn bộ cơ thể được nghỉ ngơi để tái tạo năng lượng và sửa chữa những hư hỏng của các tế bào cũng như giúp các cơ quan thực hiện tốt các chức năng.

tư thế ngủ

Giấc ngủ tốt là một trong những tác nhân bảo vệ bộ não (Ảnh minh họa) 

Thiếu ngủ sẽ làm cho các tế bào não yếu đi và có thể bị “tiêu diệt”, từ đó làm suy giảm “sức mạnh” của não bộ.

2. Một chế độ thức ăn tốt

Axit béo omega-3

Axit béo omega-3 là loại thực phẩm tốt nhất cho bộ não. Axit béo omega-3 có nhiều trong các loại thực phẩm như: quả óc chó, đậu nành, cá hồi, cá ngừ và các thực phẩm khác… Có thể chúng ta chưa có thói quen ăn các loại thực phẩm này hàng ngày, nhưng hãy chọn chúng làm món ăn thường xuyên để bổ sung loại axit béo có lợi cho não bộ.

Trái cây và rau xanh

Các chất chống oxy hóa vốn có nhiều trong trái cây và rau xanh, giúp cơ thể tránh khỏi một số bệnh gây ra do các gốc tự do. Đó là lý do vì sao chúng ta nên chuẩn bị những bữa ăn càng nhiều màu sắc càng tốt với sự hiện diện của trái cây, rau xanh.

Bữa ăn đầy đủ rau xanh (Ảnh minh họa)

Ngoài ra, cố gắng tránh chất béo bão hòa và thực phẩm nhiều calo bởi chúng có hại cho bộ não và làm giảm chức năng hoạt động của não bộ.

3. Đảm bảo trí não luôn hoạt động

Bắt não liên tục phải tư duy, sáng tạo và tìm tòi, học hỏi những điều mới. Điều này không những giúp chúng ta luôn năng động mà còn giúp cải thiện sự tinh tế, nhạy bén trong nhận thức. Mặt khác nó làm tăng sức mạnh tinh thần vì não bộ liên tục hoạt động.

Chúng ta có thể đọc sách hoặc xem tivi, khám phá, trò chuyện với ai đó… Hãy tập cách không giới hạn suy nghĩ của mình và tăng trí tưởng tượng để có được những thông tin mới.

4. Đi du lịch

Bạn có thể cho rằng du lịch là một thú vui để thỏa mãn cho bản thân. Tuy nhiên, thói quen này thực sự có thể giúp giảm nguy cơ sa sút trí tuệ. “Để não tiếp xúc với những môi trường mới lạ sẽ giúp não trở nên khỏe mạnh hơn”, Tiến sỹ (TS) Paul D. Nussbaum, chuyên gia tâm lý học thần kinh và đồng thời là phó giáo sư phụ tá phẫu thuật thần kinh tại ĐH Y Pittsburgh (Mỹ) cho biết.

Đi du lịch giúp giảm nguy cơ sa sút trí tuệ (Ảnh minh họa)

Ngoài du lịch, các hoạt động như đọc sách, viết lách và học ngoại ngữ cũng là những phương pháp tốt mang lại thách thức và kích thích não bộ.

5. Tụ tập cùng bạn bè

Lập kế hoạch đi chơi và thăm thú bạn bè. Việc tạo dựng các mối liên hệ tình cảm với người khác sẽ giúp ngăn chặn chứng sa sút trí tuệ.

6. Nhịp sống chậm hơn

Nhiều người có nhịp sống gấp gáp với thời gian hoạt động tích cực lên tới 18 tiếng mỗi ngày. Điều đó đồng nghĩa với việc não của chúng ta phải làm thêm giờ để theo kịp các nhu cầu của cuộc sống và do đó, não có thể bị quá sức. Căng thẳng mãn tính có thể gây hại cho cơ thể và não bộ, cũng có thể tác động lên tâm trạng cũng như chức năng nhận thức, đặc biệt là trí nhớ.

Tạo ra những khoảng lặng cho bản thân (Ảnh minh họa)

Vì thế, hãy cố gắng tạo ra những khoảng lặng cho bản thân mỗi ngày, dù chỉ trong vài phút, bằng cách loại bỏ khỏi đầu tất cả mọi nhiệm vụ và trách nhiệm. Hãy đi dạo, ngồi trên ghế đá công viên hoặc chơi một loại nhạc cụ nào đó.

7. Hoạt động thể chất

Hãy cố gắng sắp xếp thời gian để đi bộ khoảng 30 phút mỗi ngày, hoặc tham gia các hoạt động thể chất khác như khiêu vũ – vốn được chứng minh sẽ tăng cường độ minh mẫn cho não.

8. Hiểu rõ các chỉ số và thường xuyên kiểm tra sức khỏe

Cholesterol và huyết áp cao có liên quan tới tăng nguy cơ các vấn đề về trí nhớ. Vì thế, hãy thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe, cố gắng kiểm soát các chỉ số sức khỏe càng sớm càng tốt.

9. Yêu đời, yêu cuộc sống

Tránh xa lo âu, buồn phiền. Giữ cho tâm hồn thanh thản là yếu tố đặc biệt quan trọng bảo vệ bộ não.

Viết bình luận của bạn:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: